TRENDING

Contact

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Bánh Cống Cần Thơ ăn rồi lại muốn ăn nữa!

Bánh Cống là món bánh dân dã, thường để ăn vặt, đã rẻ lại rất ngon, vị đậm đà, cách chế biến, bày biện cũng làm thực khách thích thú, ăn một lần sẽ nhớ mãi.



Nguyên liệu chính để làm ra món bánh gồm bột, tôm, thịt heo và đậu xanh. Trước tiên pha chế bột: lấy ba phần gạo, một phần nếp, ngâm qua 1 đêm rồi xay mịn, để bột vào trong túi vải cho ráo nước rồi pha vào bột gạo nếp một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước, hành lá cắt nhỏ và gia vị vào. Hỗn hợp bột làm bánh cống không được lỏng như bột đổ bánh xèo, có thể cho thêm vào một vài quả trứng gà để thơm ngon hơn.


Đậu xanh đã vỏ cho sạch, sau đó nấu chín nhưng đừng để nát nhé. Thịt heo băm nhuyễn, xào chính rồi trộn chung với đậu xanh cùng với chút muối và chút bột nêm.

Tôm tươi rửa sạch, để ráo, cắt bớt chân và râu. Nên để cả vỏ vì lột vỏ khi chiên sẽ mất độ giòn.

Cống để đổ bánh, đây là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, đáy bằng, tròn, hình dáng tựa cái phin pha cà phê, có quai dài. 
Thông tin hữu ích: giá phòng Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ cực rẻ
Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào đủ ngập cống, đến lúc dầu rồi, cho ít bột vào cống, rồi cho một muỗng đậu xanh và thịt vào, sau đó đổ thêm một lớp bột lên nhân bánh, xong mới cho một vài con tôm. Sau đó thả cống vào chảo, để lửa nhỏ thì bánh mới giòn và chính đều từ ngoài vào trong. Khi bánh chín vàng thì nhấc cống ra, khéo léo đổ bánh ra đĩa. 


Bánh cống ăn nóng mới ngon, ăn với rau sống giống như bánh xèo. Bánh được bày ra cạnh một đĩa xà lách, cải xanh, rau thơm đủ loại và một chén nước mắm ớt, nhìn đã thấy thèm. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi.
Bánh cống ăn với bún tươi cũng rất ngon, nếu muốn ăn trừ bữa, bạn có thể gọi thêm đĩa bún. Nếu có dịp về Cần Thơ buổi chiều bạn đừng quên tranh thủ chạy ra đó thưởng thức món bánh này, chắc rằng ăn rồi bạn vẫn còn nhớ, để rồi lại muốn ăn……

Từ khóa liên quan: khach san muong thanh can tho, muong thanh can tho

Đăng nhận xét

 
Back To Top